Ăn dặm là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé khi chuyển từ giai đoạn bú sữa mẹ sang giai đoạn hấp thụ dinh dưỡng bên ngoài. Để ăn dặm không còn là cuộc chiến chông gai và đầy nước mắt, việc chuẩn bị bộ chế biến ăn dặm cho bé là điều vô cùng quan trọng. Không những giúp bé hứng thú với bữa ăn mà còn giúp tăng cường thị giác và hấp thụ tối đa dưỡng chất. Nếu mẹ đang băn khoăn nên lựa chọn bộ chế biến ăn dặm nào tốt cho bé yêu nhà mình thì hãy để King Review đồng hành cùng mẹ trong bài viết hôm nay.
Phương pháp ăn dặm cho bé
Khi bắt đầu khởi động hành trình ăn dặm, bé cần học và làm quen với các kỹ năng nhai và nuốt. Tuy nhiên, bé còn quá nhỏ để có thể tự xử lý các thức ăn có kích thước lớn. Bộ ăn dặm chính là giải pháp tối ưu giúp mẹ làm nhuyễn và mềm thức ăn nhanh chóng mà không làm giảm giá trị dinh dưỡng. Để mẹ không lúng túng khi tìm hiểu các phương pháp ăn dặm cho bé, dưới đây là 3 phương pháp phổ biến nhất được nhiều mẹ bỉm thông thái sử dụng.
1. Ăn dặm truyền thống
Phương pháp ăn dặm truyền thống đã có từ rất lâu và được nhiều cha mẹ áp dụng. Khi bé tới tuổi ăn dặm, cha mẹ sẽ xay bột chung với các thức ăn như rau củ, thịt, cá,… Khi bé mọc răng thì sẽ chuyển qua ăn cháo cùng với các thức ăn mềm khác.
Dù phương pháp ăn này có nhiều hạn chế và không phù hợp với xu hướng hiện đại, nhưng vẫn có nhiều gia đình tại Việt Nam dùng cách này cho bé.
Ưu điểm của nó chính là tiết kiệm thời gian chế biến thức ăn, bởi thức ăn sẽ được xay nhuyễn.
Nhưng bù lại, do ăn thức ăn quá nhuyễn, bé sẽ lười nhai, phụ thuộc vào bố mẹ. Một điển hình mà chúng ta vẫn hay thấy chính là: trên 2 tuổi bé vẫn phải ăn cơm nhuyễn, cơm nhá, rất mất vệ sinh. Phải bế rong bé đi, đồng thời bé rất lười ăn các thức ăn mới, dễ chán ăn và kén thực phẩm sau này.
Thực trạng này có nhiều ở các vùng quê, do bố mẹ khá bận nên ông bà là chủ yếu chăm bé. Sợ cháu không ăn được nên ông bà cho hết các thực phẩm vào xay cùng lúc nên bé không nhận biết được các vị, nhanh ngán.
2. Ăn dặm kiểu Nhật
Đây là phương pháp phổ biến hiện nay, bé sẽ được ăn dặm từ lúc 5-6 tháng tuổi. Thực phẩm với màu sắc kích thích, không được trộn lẫn vào nhau mà để vào từng khay riêng để bé tập làm quen và ăn.
Phương pháp ăn này sẽ giúp bé tập được khả năng ăn thô sớm hơn, thử được nhiều món, tâm lý ăn uống thoải mái, hấp thu thức ăn tốt hơn. Đa phần các bé được ăn theo phương pháp này về sau cha mẹ sẽ rất nhàn, không phải bế rong, bé chịu thử nhiều món mới.
Tuy nhiên, cha mẹ sẽ tốn nhiều thời gian để chế biến thức ăn cho bé.
3. Ăn dặm bé tự chỉ huy
Giống như tên gọi, phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, tức là bé sẽ ăn bất cứ món nào bé thích mà không cần tới sự hỗ trợ của người lớn. Mới đầu bé có thể ăn bốc, sau dần sẽ dùng thìa hoặc đũa. Bé sẽ tự khám phá và thưởng thức món ăn mình yêu thích, cha mẹ cần tôn trọng quyền quyết định của bé và để bé ngồi cùng bữa ăn với mình. Sau dần bé sẽ tập được thói quen và ăn đúng bữa, cha mẹ sẽ nhàn hơn rất nhiều.
Tiêu chí lựa chọn bộ chế biến ăn dặm
Điểm chung của các phương pháp ăn dặm hiện đại chính là không xay nhuyễn thức ăn để bé có thể cảm nhận được hương vị nguyên bản, kích thích vị giác. Chính vì thế, bộ chế biến ăn dặm nào tốt là một trong những dụng cụ cha mẹ nên có để rút ngắn thời gian chế biến thức ăn cho bé. Cùng King Review điểm qua các tiêu chí để lựa chọn được bộ chế biến ăn dặm chất lượng cho bé.
- Chất liệu: bộ chế biến ăn dặm cần được làm từ nhựa an toàn, không chứa BPA, có khả năng chịu nhiệt tốt, không làm mất và giảm chất dinh dưỡng có trong thức ăn của trẻ.
- Thiết kế: bộ ăn dặm nên gọn gàng, thiết kế thông minh, thuận tiện để mẹ mang theo chế biến đồ ăn cho bé.
- Màu sắc: màu sắc sẽ giúp bé kích thích thị giác và tăng khả năng hứng thú với bữa ăn. Mẹ nên chọn các bộ chế biến ăn dặm có màu sắc bắt mắt, hình thù đáng yêu để bé ăn ngon miệng hơn.
Bộ chế biến ăn dặm nào tốt? Top 9+ bộ chế biến ăn dặm an toàn cho bé, tiện lợi cho mẹ
1. Bộ chế biến ăn dặm Pigeon
Pigeon là thương hiệu lâu đời tại Nhật Bản từ năm 1957, được hàng triệu mẹ bỉm trên thế giới tin dùng. Luôn đề cao chất lượng và sự an toàn nên các sản phẩm của Pigeon được khá nhiều mẹ thông thái lựa chọn trong hành trình lớn khôn của bé.
Bộ chế biến ăn dặm Pigeon gồm 8 món: cối, chày, bát, rây lọc, nắp đậy, bàn mài thức ăn, dụng cụ vắt trái cây, thìa nhựa.
Bộ chế biến ăn dặm Pigeon có màu sáng trang nhã, tích hợp nhiều chức năng khác nhau. Đặc biệt có thể sử dụng trong lò vi sóng, hâm nóng nhanh thức ăn, tiết kiệm thời gian cho mẹ.
Ưu điểm:
- Các chi tiết vừa đủ, tích hợp nhiều chức năng
- Phù hợp với các giai đoạn ăn dặm của trẻ
- Chất liệu an toàn, chịu được nhiệt độ cao trong lò vi sóng
- Rây lọc bằng thép không gỉ, hoàn toàn an toàn với bé
- Chất liệu cao cấp, khá bền
Nhược điểm:
- Chày gỗ được làm tự nhiên, không qua tẩm ướp nên dễ bị mốc nên cần bảo quản nơi khô ráo.
2. Bộ chế biến ăn dặm Farlin
Fralin là thương hiệu khá lâu đời tại Đài Loan, được thành lập năm 1972. Với nỗ lực không ngừng phát triển, cho tới nay Farlin đã chứng minh được chất lượng của mình khi được hàng triệu bà mẹ lựa chọn.
Bộ chế biến ăn dặm Farlin bao gồm: 1 tô có tay cầm kèm nắp, 1 rá lọc và 1 chày gỗ nhỏ.
Sản phẩm rất phù hợp để nghiền hoa quả tươi cũng như rau củ đã nấu để bé hấp thu và tiêu hóa dễ hơn.
Ưu điểm:
- Chất liệu an toàn, không chứa BPA, đảm bảo sức khỏe cho bé
- Chiếc tô có thể dùng như một chiếc bát để bé tự xúc ăn
- Nắp kín bảo quản thức ăn hợp vệ sinh, tránh côn trùng, bụi bẩn
- Lưới lọc bằng thép không gỉ, độ bền cao, hỗ trợ giữ lại xác thức ăn.
3. Bộ chế biến ăn dặm Richell
Tiếp theo là bộ chế biến ăn dặm Richell 8 món từ Nhật Bản cho phép bạn vắt nước cam, giã nhuyễn và rây lọc thực phẩm dễ dàng. Sản phẩm có dụng cụ cắt tiện lợi, xử lý các món sợi dài như mì hay bún, hầu hết các sản phẩm khá trên thị trường đều không có món này.
Trọn bộ sản phẩm chế biến ăn dặm Richell bao gồm: 1 chày, 1 bát nghiền có tay cầm, 1 rây lọc, 1 nắp đậy, 1 bàn mài đinh, 1 đồ vắt nước cam, 1 thìa xúc, 1 thìa cắt/ dầm thức ăn.
Ưu điểm:
- 8 món cơ bản có thiết kế thông minh, tiện lợi cho mẹ chế biến đồ. So với nhiều bộ chế biến ăn dặm khác, sản phẩm của Richell được đánh giá khá đầy đủ.
- Chất liệu an toàn: chày bằng gỗ nguyên chất, rây lọc bằng thép không gỉ, nhựa không chứa BPA.
- Có thể dùng được trong lò vi sóng (trừ chày gỗ)
- Thìa cắt bún hoặc mì tiện lợi, ít sản phẩm trên thị trường có dụng cụ này
- Thiết kế nhỏ gọn, có thể xếp chồng lên nhau khi mang ra ngoài
- Có thể tiệt trùng bằng máy tiệt trùng hoặc luộc (trừ chày gỗ và kim loại)
4. Bộ chế biến ăn dặm Kuku Duckbill
Sản phẩm thứ 4 là bộ chế biến ăn dặm Ku Ku Duckbill, sở hữu thiết kế thông minh, dễ dàng lắp gọn sau khi sử dụng để không gian phòng bếp luôn ngăn lắp.
Đây là sản phẩm đến từ Đài Loan, trọn bộ sản phẩm bao gồm 7 món: 1 khay nghiền thực phẩm, 1 dụng cụ ép trái cây, 1 cốc chức, 1 chày, 1 lưới lọc, 1 nắp đậy và 1 chiếc thìa. Đây là những dụng cụ cơ bản giúp mẹ chế biến các món ăn dinh dưỡng cho bé.
Ưu điểm:
- Chất liệu nhựa cao cấp, an toàn, không chứa BPA.
- Hình dáng đáng yêu, kích thích thị giác của bé.
- Có thể lắp gọn sau khi sử dụng
Nhược điểm:
- Không thể sử dụng trong lò vi sóng
5. Bộ chế biến ăn dặm Combi
Bộ chế biến ăn dặm Combi đến từ Nhật Bản có đầy đủ đồ giúp mẹ chế biến các loại thức ăn cho bé, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Từ nghiền nát đến sát nhỏ, trộn, tất cả đều được tích hợp trong bộ chế biến dụng cụ này.
Nếu bạn lo ngại chày gỗ khó giữ vệ sinh và cần làm sạch riêng biệt thì bộ ăn dặm Combi là lựa chọn có thể cân nhắc.
Trọn bộ sản phẩm bao gồm 7 món.
- Giai đoạn 5-6 tháng: nghiền nhuyễn thức ăn bằng lưới lọc
- Giai đoạn 7-8 tháng: mài thức ăn thành các miếng nhỏ, cả 2 mặt của đĩa đều dùng được.
- Giai đoạn 9-11 tháng: xát nhỏ thức ăn thành các miếng nhỏ, cả 2 mặt của đĩa đều dùng được, lúc này bé bắt đầu tập nhai trệu trạo. Đĩa có thể dùng trong lò vi sóng.
- Bát trộn thức ăn: có thể dùng để trộn đều thức ăn cho bé, dùng được trong lò vi sóng.
- Ngoài ra, bộ chế biến ăn dặm Combi còn có 2 chiếc thìa để thuận tiện múc, trộn.
Ưu điểm:
- Phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm của trẻ.
- Thay vì dùng chày để nghiền nát thức ăn thì có thể dùng các loại đĩa khác nhau để thay thế, đảm bảo vệ sinh hơn vì có thể tiệt trùng dễ dàng
- Chất liệu cao cấp, không chứa BPA, an toàn cho trẻ
- Có thể lắp gọn sau khi sử dụng
- Dùng được trong lò vi sóng, trừ chiếc bát có lưới sắt, vì sắt dễ bị cháy và han rỉ ở nhiệt độ cao.
Nhược điểm:
- Giá cao so với mặt bằng chung
6. Bộ chế biến ăn dặm Goodbaby 10-18 chi tiết
Bộ chế biến ăn dặm Goodbaby là hàng nội địa Trung được nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam. So với các bộ chế biến ăn dặm khác trên thị trường, Goodbaby được đánh giá khá đầy đủ, với 2 lựa chọn, bộ 10-18 chi tiết.
Ưu điểm:
- Bộ chế biến được làm từ nhựa lúa mạch cao cấp FREEBPA (không chứa nhựa BPA độc hại)
- Lưỡi dao, kéo được làm từ thép không gỉ
- Chịu được nhiệt từ -20 độ C tới 110 độ C
- Lưới lọc bằng nhựa, dễ dàng vệ sinh, tiệt trùng hơn so với các loại lưới lọc bằng inox thông thường
- Rây lọc mắt nhỏ khoảng 1mm, khá cứng nên không thể bung như rây bằng inox, các mẹ miết thoải mái
- Có thể xếp chồng lên nhau sau khi sử dụng
- Giá thành hợp lý
7. Bộ chế biến ăn dặm Upass
Bộ chế biến ăn dặm Upass đến từ Thái Lan là dụng cụ nghiền thực phẩm chuyên dụng cho phép bạn làm nhuyễn thức ăn nhanh chóng.
Ưu điểm:
- Chất liệu an toàn, không chứa BPA độc hại, bé có thể ăn trực tiếp sau khi nghiền thức ăn.
- Bát có kích thước nhỏ gọn, tương thích với lò vi sóng, tiện lợi cho mẹ khi hâm nóng đồ ăn cho bé.
- Có thể dùng cho tiệt trùng hoặc máy rửa bát, đảm bảo an toàn cho bé.
- Dụng cụ nghiền chắc chắn, có thể nghiền qua hoặc nghiền nát tùy ý
- Ít chi tiết, vệ sinh dễ dàng
Nhược điểm:
- Phù hợp với giai đoạn bé từ 5-6 tháng, bắt đầu ăn dặm. Sau giai đoạn này, mẹ cần nhiều dụng cụ hơn nữa để chế biến đa dạng món ăn.
- Giá thành khá rẻ nên mẹ có thể kết hợp cùng các dụng cụ nấu ăn khác.
8. Bộ chế biến ăn dặm Basilic
Dành cho các mẹ bỉm đang tìm kiếm bộ chế biến ăn dặm nào tốt nhất. Bộ chế biến ăn dặm Basilic là lựa chọn hoàn hảo cho những mẹ bỉm thường xuyên ra ngoài nhờ túi đựng xinh xắn, có thể mang đi bất kỳ nơi đâu.
Sản phẩm sở hữu tới 8 dụng cụ chuyên biệt, giúp mẹ nấu đa dạng các món ăn dặm lẫn pha nước trái cây.
Ưu điểm:
- Chất liệu nhựa an toàn, tuyệt đối không chứa BPA hay chất gây hại.
- Tô đựng có thể tận dụng để bé ăn trực tiếp ngay sau khi mẹ chế biến.
- Thìa ăn bo tròn, cán dài dễ cầm.
- Túi đựng tiện lợi, dễ dàng mang theo khi ra ngoài
Nhược điểm:
- Không sử dụng được trong lò vi sóng
9. Bộ chế biến ăn dặm Papa
Nếu bạn chỉ có nhu cầu nghiền nhuyễn thức ăn cho bé con thì bộ chế biến ăn dặm Papa là lựa chọn tiết kiệm chi phí. Đến từ thương hiệu Papa của Thái Lan, được thành lập năm 1981, chuyên sản xuất các vật dùng, quần áo sơ sinh cho trẻ, Papa luôn cam kết nguyên liệu sản xuất an toàn cho trẻ nhỏ.
Ưu điểm:
- Nhựa an toàn, không chứa BPA độc hại, đảm bảo sức khỏe cho bé.
- Bát được chia làm 2 ngăn, bố mẹ có thể phân loại thực thức ăn của bé dễ dàng.
- Thiết kế đơn giản, vệ sinh nhanh chóng.
- Vệ sinh bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng.
- Giá thành hợp lý.
- Có thể treo gọn sau khi sử dụng.
Để chế biến ăn dặm, mẹ nên mua những gì để tiết kiệm mà vẫn đầy đủ
Trên thị trường hiện có rất nhiều các bộ chế biến ăn dặm khác nhau. Tuy nhiên không phải bộ nào cũng phát huy được hết tác dụng của mình. Để tránh lãng phí do không sử dụng đến, tiếp theo đây King Review sẽ cùng mẹ liệt kê các món đồ cần phải sắm cho bé trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, sao cho tiết kiệm và đầy đủ. Một bộ dặm dặm hoàn chỉnh sẽ giúp mẹ thuận tiện hơn khi chế biến, đồng thời giúp bé hứng thú hơn bữa ăn.
1. Bát và thìa ăn dặm cho bé
Bát ăn dặm của bé thường được thiết kế với nhiều hình thù khác nhau với màu sắc nổi bật nhằm kích thích thị giác và trí não cho trẻ.
Nhiều gia đình có quan niệm, dùng luôn các bộ bát hiện có cho bé để tiết kiệm. Tuy nhiên, những đồ dùng này đã sử dụng trong thời gian khá dài, có thể là nguyên nhân lây nhiễm một số bệnh, đặc biệt là vi khuẩn HP. Chính vì thế, việc đầu tiên mẹ nên sắm cho bé bộ dụng cụ ăn dặm riêng.
2. Khay ăn dặm
Bước dần vào giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của bé ngày càng được cải thiện, điều này đòi hỏi mẹ cần phải chế biến đa dạng các món ăn. Chính vì vậy, khay ăn dặm là dụng cụ cần thiết mà mẹ không thể bỏ qua.
Khay ăn dặm nên được làm từ nhựa an toàn hoặc silicon thực phẩm, không nên sử dụng các khay ăn dặm bằng gỗ hoặc thủy tinh. Bởi trong giai đoạn ăn dặm bé thường rất hiếu động, dễ làm đổ vỡ vật dụng, khay bằng gỗ hoặc thủy tinh có thể làm tổn thương bé.
3. Cốc tập uống
Ngoài uống sữa mẹ, từ 6 tuổi trở lên bé cần bổ sung thêm nước. Do vậy cốc tập uống là dụng cụ mà mẹ không thể bỏ qua. Thời gian đầu mẹ nên lựa chọn các cốc tập uống có dung tích nhỏ, ống hút chống sặc, để bé luyện kỹ năng cầm nắm.
4. Rây lọc thức ăn cho bé
Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên thời gian đầu chỉ hấp thụ được những thức ăn mềm và mịn. Tránh tình trạng nôn trớ do thực phẩm quá lớn, mẹ nên sử dụng các bộ chế biến ăn dặm chuyên biệt giúp làm nhỏ thực phẩm một cách nhanh chóng. Đồng thời chúng có chất liệu an toàn, không chứa BPA, đảm bảo sức khỏe cho bé.
5. Nồi nấu ăn dặm
Theo phương pháp truyền thống, nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo lớn, rồi chia nhỏ thành các bữa nhỏ cho bé ăn. Phương pháp này khiến thực phẩm bị đun đi đun lại, mất nhiều chất dinh dưỡng.
Nồi nấu ăn dặm cho bé với kích thước vừa phải, là lựa chọn tối ưu giúp tiết kiệm điện, gas, để thức ăn nhanh chín.
Ngoài nồi ra mẹ nên có thêm khay hấp, để đảm bảo thực đơn ăn dặm của bé được đa dạng các món ăn.
Mới đầu, mẹ có thể thấy khá linh kỉnh tuy nhiên để có bữa ăn dặm hoàn chỉnh cho bé đây là điều cần thiết. Đa phần các sản phẩm dành cho trẻ em, được làm từ chất liệu đặc biệt, khác với người lớn nhằm đảm bảo độ an toàn.
Ngoài các món nghề phía trên, yếm và khăn lau là dụng cụ không thể thiếu khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Mình nghĩ rằng mẹ nào cũng đã chuẩn bị đủ 2 món này cho các bé rồi phải không?
Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng, là bước chạy đà có ảnh hưởng lớn tới chiều cao, cân nặng của bé sau này. Nhiều bé khi được mẹ cho ăn dặm đúng cách thường có hệ tiêu hóa phát triển, không bị biếng ăn, thích khám phá các món ăn mới. Chính vì thế bộ chế biến ăn dặm là “món đồ nghề” cần thiết để mẹ cùng bé bước vào giai đoạn ăn dặm đầy cam go này. Hy vọng rằng, với 9+ bộ chế biến ăn dặm trên đây, King Review đã cùng mẹ gỡ rối được câu hỏi: bộ chế biến ăn dặm nào tốt rồi phải không? Chúc mẹ và bé có hành trình lớn không đáng nhớ với đầy ắp kỷ niệm ngọt ngào. Hẹn gặp lại mẹ ở các bài chia sẻ kinh nghiệm nuôi con số tiếp theo.